Hotline: 0916539439 Email: hotro@vicosap.vn

Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Lịch sử và ý nghĩa

Ngày đăng: 08:33 AM, 24/04/2024 - Lượt xem: 581

Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Hàng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là một thời điểm lịch sử mang ý nghĩa trọng đại ở Việt Nam và thế giới. Ngày Quốc tế Lao động là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động.

 

Ngày 1/5 bắt nguồn từ thành phố công nghiệp lớn Chicago, Mỹ. Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mittinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”. Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.

Ý nghĩa Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đầu tiên ở Việt Nam

Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Lịch sử và ý nghĩa

Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 - lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 - 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.

Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mittinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động.

 

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.

Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên ở Việt Nam diễn ra năm nào?

Kỷ niệm 136 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5/2022 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vai trò, vị trí, những đóng góp to lớn của lực lực lượng công nhân và người lao động cho sự phát triển của xã hội. Hòa cùng khí thế chung đó, trước bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch Covid-19 trong thời gian qua đến hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh. Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam, các cấp Công đoàn và lực lượng công nhân, người lao động Huyện Hưng Hà phấn đấu nâng cao chất lượng sản xuất, hồi phục nền kinh tế trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế Lao động 1/5, 132 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5) và Tháng Công nhân năm 2022.

 

Sưu tầm



Tất tần tật những phong tục Tết cổ truyền của người Việt 

Tất tần tật những phong tục Tết cổ truyền của người Việt 

05:18 AM, 21/10/2023 1221
Những phong tục cổ truyền không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn là những điều gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam.
Ngày của mẹ - ý nghĩa và nguồn gốc

Ngày của mẹ - ý nghĩa và nguồn gốc

09:42 AM, 07/05/2024 371
Ngày của mẹ - tôn vinh và biết ơn những người phụ nữ kiên cường, chịu thương chịu khó. Ngày của mẹ có nguồn gốc sâu xa và mang ý nghĩa đặc biệt , ngày của mẹ năm 2024 rơi vào ngày chủ nhật (12/5).
CÁC MÓN KHÔNG NÊN ĂN VÀO NGÀY TẾT 

CÁC MÓN KHÔNG NÊN ĂN VÀO NGÀY TẾT 

01:43 AM, 16/12/2023 1273
Tết là thời điểm bạn ăn uống thả ga nhưng không phải món nào bạn cũng ăn được vì có những món người ta cho rằng nếu ăn sẽ xui cả năm.
KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI (19/5/1890 - 19/5/2024)

KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI (19/5/1890 - 19/5/2024)

08:17 AM, 08/05/2024 420
Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết 24C/1865 nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Đây là vinh dự tự hào vô cùng lớn lao của Đảng và Nhân d
Zalo Chat
Gọi ngay: 0916539439
OCOP 5 SAO